Ký hiệu điều khiển bếp từ và những ký hiệu lỗi thường gặp
-
Ngày đăng :
18/06/2021
-
Lượt xem :
319
1. Các ký hiệu điều khiển bếp từ
Khác với việc khi nấu bằng bếp gas, chị em cần bật, tắt, xoay núm điều khiển cơ học là có thể náu ăn thì bếp từ được thực hiện hoàn toàn khác bằng các phím ký hiệu. Nhiều người khi sử dụng bếp từ vẫn chưa nắm rõ được ý nghĩa, chức năng của các ký hiệu bếp từ để sử dụng sao cho đúng, hiệu quả và an toàn.
Nếu bạn chuẩn bị mua bếp từ hoặc mới mua bếp từ nhưng chưa biết tên ký hiệu cũng như chức năng của từng ký hiệu. Vậy thì cũng Gertech lần lượt tìm hiểu các ký hiệu trên bếp từ phổ biến nhất hiện nay nhé!
1.1. Phím khởi động nấu ăn của bếp từ ON/OFF
Hầu hết cá ký hiệu bếp từ đều có phím khởi động giống nhau. Cách sử dụng cũng khá dễ hiểu và đơn giản, các bạn chỉ cần nhấn vào ký hiệu trên bếp từ phím ON/OFF và chờ khoảng 10s khi bảng điều khiển sáng lên và bếp khởi động và sẵn sàng để nấu
1.2. Ký hiệu điều khiển bếp từ khóa trẻ em an toàn
Ký hiệu hình chiếc khóa trên bếp từ cho phép các bạn có thể khóa bảng điều khiển khi đang đun nấu để tránh tình trạng trẻ con, người già chạm vào bếp. Ký hiệu bếp từ này khá phổ biến và hầu hết các bếp từ đều được trang bị.
1.3. Ký hiệu điều khiển bếp từ Hẹn giờ nấu ăn
Trong các ký hiệu trên bếp từ, ký hiệu hẹn giờ rất dễ nhận diện bởi nó thường có icon hình chiếc đồng hồ chỉ thời gian. Khi kích hoạt phím hẹn giờ, các bạn có thể hẹn giờ theo nhu cầu của mình, cực kỳ tiện lợi và an toàn.
1.4. Ký hiệu điều khiển bếp từ tăng công suất trên bếp từ
Các bếp từ cao cấp thường có nút công suất từ 0 đến 9 để các bạn chọn lựa hoặc dùng bảng điều khiển Touch Slide, người nấu chỉ cần lướt nhẹ ngón tay trên hệ thống bàn phím để lựa chọn mức công suất và phím chức năng cần sử dụng.
1.5. Ký hiệu điều khiển bếp từ giảm công suất trên bếp từ
Đây được xem là ký hiệu bếp từ cho phép bạn giảm công suất, giảm nhiệt độ, giống như việc các bạn đã tăng công suất bếp.
1.6. Chức năng Booster nấu siêu nhanh.
Ký hiệu bếp từ như hình minh họa +b là chế độ Booster nấu ăn siêu nhanh được trang bị ở hầu hết các thiết bị bếp từ cao cấp hiện nay. Ngoài ra, không nhất thiết loại bếp từ nào cũng có tính năng này
1.7. Ký hiệu điều khiển bếp từ cho phép chọn vùng nấu
Nếu các bạn có bếp từ đôi, ba hoặc bốn vùng nấu. Các bạn sẽ được chọn vùng nấu độc lập bằng các ký hiệu trên mặt bếp từ, hiển thị vùng nấu bên trái, bên phải hoặc giữa tùy thuộc vào từng thiết kế của từng bếp.
1.8. Phím điều khiển chức năng
Ký hiệu bếp từ hình bàn tay giúp bạn có thể điều khiển các chức năng nấu đơn giản và dễ dàng hơn.
1.9. Ký hiệu điều khiển bếp từ cho phép nấu lẩu
Nhiều loại bếp từ cho phép nấu lẩu với tính năng riêng. Nếu bạn thấy các ký hiệu trên bếp từ có icon hình nồi lẩu. Cacd bạn có thể dễ dàng và đơn giản tạo cho gia đình một bữa lẩu bằng bếp từ.
1.10. Ký hiệu điều khiển bếp từ cho phép nướng BBQ
Giống như chức năng lẩu, nếu bạn thấy ký tự bếp từ có hình xiên thịt trên bảng điều khiển bếp từ. Các bạn có thể chế biến các món nướng trên bếp từ của gia đình khi bấm phím điều khiển này.
1.11. Ký hiệu điều khiển bếp từ – Chế độ chiên xào
Với các món ăn chiên xào, bếp từ có ký hiệu riêng để bạn lựa chọn như hình minh họa dưới đây:
1.12. Ký hiệu điều khiển bếp từ – Chế độ đun nước
Nếu thấy các ký hiệu trên bếp từ có icon ấm nước. Đây được xem là tính năng dành riêng cho việc đun nước trên bếp từ.
2. Các ký hiệu báo lỗi bếp trong quá trình sử dụng
2.1. Màn hình LED hiện ký hiệu E0, AD
E0 là ký hiệu báo lỗi khi trên mặt bếp không có nồi hoặc chất kiệu nồi không bắt từ. Còn AD là bếp báo mặt đáy của xoong nồi không bằng phẳng. Lúc này bạn chỉ cần đặt nồi lên bếp để nấu hoặc kiểm tra chất liệu nồi có nhiễm từ hay không bằng cách sử dụng nam châm để hút. Để chắc chắn bạn nên dùng các loại nồi nấu chuyên dụng có ký hiệu nồi sử dụng cho bếp từ hoặc dùng đĩa chuyển nhiệt dành riêng cho bếp từ.
2.2. Màn hình LED hiện ký hiệu E1
Trong các ký hiệu trên bếp từ thì ý nghĩa của lỗi E1 là tình trạng của bếp từ đang rất nóng nguyên nhân có thể do bếp từ đã đun trong thời gian quá lâu với công suất cao hoặc quạt thông gió bị bụi bẩn khiến không khí nóng không thoát ra ngoài được. Lúc ày bạn hãy tắt bếp nghỉ trong vòng 10 phút và kiểm tra quạt thông gió, vệ sinh bếp từ lại nếu cần sau đó sử dụng lại bình thường.
2.3. Màn hình LED hiện ký hiệu E2
Bếp hiên thị lỗi nghĩa là trong nồi nấu của bạn không chứa thức ăn. Nếu lỗi này không biến mất khi bạn đã cho thức ăn vào nồi thì bạn cần tắt bếp và để bếp hạ nhiệt ít nhất trong 10 phút. Sau đó, bật bếp và đặt nồi trở lại bếp để tiếp tục nấu.
2.4. Màn hình LED hiện ký hiệu E3, E4
Ký hiệu E3 có ý nghĩa nguồn điện vào bếp từ quá thấp còn E4 là nguồn điện quá cao. Bếp từ sử dụng nguồn điện 220V giống với điện lưới của nước ta, nếu dòng điện thấp hơn 170V hay cao hơn 220V bếp sẽ báo lỗi E3 hoặc E4 và bạn cần kiểm tra lại nguồn điện của gia đình.
2.5. Màn hình LED hiện ký hiệu E5, E6
Trong các ký hiệu trên bếp từ thì ý nghĩa của ký hiệu E5 là trở cảm biến (IGBT) bị quá nhiệt, giống với việc bếp quá nóng bạn chỉ cần tắt để bếp nghỉ khoảng 10p sau đó sử dụng lại bình thường
Mã lỗi E6 xuất hiện khi điện trở tản nhiệt bị ngắn mạch, cách khắc phục là bạn nên tắt bếp điện từ, rút dây điện nguồn và mang bếp đến tiệm sửa chữa, trung tâm bảo hành để được hỗ trợ, xử lý sự cố.
2.6. Màn hình LED hiện ký hiệu E7, E8
Ký hiệu E7, E8 trên bếp từ thường xuất hiện khi bếp từ kết hợp hồng ngoại bị hở mạch điện, hở điện trở gây nguy hiểm cho người nấu nướng. Tuy nhiên trong trường hợp bếp từ bị mất điện thì bạn nên gọi nhân viên bảo hành, nhân viên kỹ thuật để được hỗ trợ, không nên tự ý tháo lắp, tự sửa chữa gây nguy hiểm hoặc hỏng hóc không mong muốn
2.7. Màn hình LED hiện ký hiệu E9
Khi ký hiệu E9 báo trên màn hình đèn LED cũng giống với các ký hiệu trên bếp từ E7, E8 bạn nên cần tìm sự giúp đỡ của nhân viên kỹ thuật. Ký hiệu này có nghĩa là mặt bếp đang mất kiểm soát nhiệt độ cực kỳ không an toàn. Lỗi E9 xảy ra do bếp bị hỏng cảm biến nhiệt bếp từ, hỏng sensor nhiệt hoặc hỏng main mạch điều khiển,…Với trường hợp này bạn cần tắt bếp ngay và liên hệ với bộ phận kỹ thuật để được giải quyết.
2.8. Màn hình LED hiện ký hiệu EF
Tính năng cảm biến của bếp từ hoạt động rất hiệu quả khi mặt bếp có dấu hiệu ướt do thức ăn bị trào ra hoặc mặt bếp bị ướt, mặt bếp sẽ báo ký hiệu EF lúc này bạn nên tắt bếp và vệ sinh mặt bếp từ cho khô sạch sẽ.
3. Những lưu ý cần biết khi sử dụng bếp từ
3.1. Kiểm tra điện áp định mức của bếp từ và hệ thống điện trong nhà trước khi sử dụng
Đây có lẽ là bước đầu tiên trước khi bạn sử dụng bất kỳ một thiết bị điện nào cũng phải kiểm tra đó xem điện áp định mức của chúng là bao nhiêu. Một số loại bếp từ của nước ngoài được thiết kế hoạt động với điện áp 100V nên muốn sử dụng được điện áp 220V thì bạn phải trang bị thêm biến hạ áp có công suất đủ lớn, tránh trường hợp nguồn điện không ổn định lúc có, lúc không, thường xuyên quá áp, sụt áp,…rất dễ gây cháy nổ và hư hại cho bêp.
Sau đó, bạn cần tính xemtổng công suất tiêu thụ điện trong gia đình là bao nhiêu để xem đường dây, công tơ điện có chịu nổi hay không. Nếu không, bạn cần trang bị thêm các thiết bị điện cần thiết để đảm bảo an toàn cho hệ thống điện hoạt động an toàn, không quá tải.
3.2. Đặt bếp từ ở vị trí hợp lý
Bếp từ hoạt động theo nguyên lý cảm biến từ của dòng điện tạo thành nhiệt khi nấu vì vậy bạn cần đặt cách bếp 3 mét hoặc tốt nhất không để gần máy ghi âm, ghi hình, máy thu hình (tivi) và các thiết bị gia dụng vì dễ nhiễm từ gây hỏng hóc. Một lưu ý đặc biệt khi sử dụng bếp từ đối với người đeo máy kích nhịp tim hoặc đeo bất kỳ một thiết bị hỗ trợ sức khỏe nào khác có khả năng bị nhiễm từ thì không nên tiếp xúc với bếp từ tránh bị nhiễm từ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
Ngoài ra, bạn nên đặt bếp cách xa hơi nóng, hơi nước, không để quá gần các vật dụng khác như chậu rửa hay lò vi sóng. Môi trường sử dụng bếp từ lý tưởng có nhiệt độ dao động từ 10 đến 40 độ C
3.3. Nồi cho bếp từ
So với các loại bếp khác thì bếp từ có một nhược điểm đó là khá kén chọn nồi. Bởi cơ chế hoạt động là chỉ nhận những vật dẫn có đáy nhiễm từ nên bạn phải sử dụng các loại nồi chuyên edungj cho bếp từ. Nếu bạn muốn sử dụng bất cứ một loại nồi nào khác thì cần phải có thêm một vật dẫn là một miếng sắt phẳng, sạch, có cảm ứng từ đặt dưới đáy nồi hay sử dụng tấm lót bếp từ.
3.4. Cách sử dụng bếp từ
Chỉ khi đặt nồi phù hợp trong phạm vi quy định trên mặt bếp rồi mới bật công tắc điện và điều chỉnh nhiệt độ đến mức cần thiết. Chú ý khi rán, rang thức ăn không được rời khỏi bếp, tránh để nồi trống không khi bật bếp. Không đặt dao, dĩa, nắp lọ, vung sắt lên mặt bếp. Không sờ tay lên mặt bếp khi nấu.
3.5. Sau khi sử dụng xong
Sau khi dùng bếp xong, bạn nên chỉnh nhiệt độ xuống mức thấp nhất sau đó tắt nguồn điện, lấy nồi ra khỏi mặt bếp. Đợi cho đến khi bếp nguội, dùng vải ướt cùng một chút dung dịch tẩy rửa chuyên dụng để la chùi mặt bếp (bạn có thể thay thế nước tẩy rửa bằng chanh, dấm hoặc backingsoda để xử lý những vế bẩn cứng đầu).
Bạn cần lưu ý không được dùng các hóa chất mạnh, dầu hỏa, bản chải sắt hay dội nước,…để vệ sinh bếp. Khi dùng cũng cần lưu ý tránh cho cơm, canh thức ăn trào lên mặt bếp.
3.6. Xử lý khi bếp từ bị hỏng hóc
Trong quá trình sử dụng, nếu không may bếp từ nhà bạn có xảy ra hiện tượng hỏng hóc mà bạn không biết nguyên nhân và sửa chữa ra sao thì đừng tự mày mò tìm hiểu, hãy liên hệ với chuyên gia mà bạn biết hoặc nhà cung cấp để chuyên viên kỹ thuật nhiều kinh nghiệm của sản phẩm để được sửa chữa và bảo dưỡng